Nhờ tập trung đầu tư các giải phong trào hằng năm, Thể thao quần chúng hiện nay tại Đạ Tẻh khá phát triển.
Nằm cách trung tâm thị trấn Đạ Tẻh một quãng, sân bóng cỏ nhân tạo Gia Bảo ở Tổ 6A thị trấn Đạ Tẻh thuộc vào hàng tốt nhất Đạ Tẻh hiện nay. Tại đây, trên nền đất vườn nhà của mình, ông Lê Viết Cường người thị trấn Đạ Tẻh đã đầu tư gần một tỷ đồng để làm cụm 2 sân một lúc trong năm 2012. “Tôi thấy mọi người tranh nhau đăng ký chơi bóng, chơi hầu như cả đêm lúc sân cỏ nhân tạo Trung tâm Văn hóa Thể thao huyện mới khánh thành nên về bàn với gia đình quyết định đầu tư sân bóng đá trong vườn, vừa vui cửa vui nhà, vừa tạo công ăn việc làm cho người nhà” - ông Cường cho biết.
Một ưu thế của ông Cường khi xây sân bóng là sử dụng đất vườn nhà, đỡ được khoản thuê mướn nên ông đổ tiền vào đầu tư sân rất bài bản. “Chỗ này trước là ao cá, nhà phải thuê xe lấp đầy đất vào” - ông chỉ. Để có được hệ thống đèn thi đấu đêm, ông đầu tư lắp cả bình hạ thế điện. Là một người mê thể thao, trước khi đến với sân cỏ nhân tạo này ông Cường đã từng làm 2 sân cầu lông tại nhà. “Lúc đầu cũng khá đông người đến chơi nhưng gần đây rộ lên phong trào chơi sân cỏ nhân tạo nên tôi quay sang bóng đá” - ông cười. Từ khi mở cửa đến nay sân ông lúc nào cũng đông khách, ban ngày hơi vắng một chút, khoảng 4 giờ chiều trở lên sân bắt đầu hoạt động, cuối tuần thì đông nghịt.
Đạ Tẻh hiện nay đã có đến 3 điểm có sân bóng đá cỏ nhân tạo như thế. Bên cạnh sân Gia Bảo, ngay Trung tâm Văn hóa Thể thao huyện có 1 sân và một điểm khác ở xã Đạ Kho với 2 sân, tất cả đều do tư nhân bỏ tiền đầu tư theo chủ trương xã hội hóa thể thao. Sắp đến, tại Trường THCS và THPT Dân tộc Nội trú liên huyện phía nam tại thị trấn Đạ Tẻh cũng sẽ có thêm một sân cỏ nhân tạo cho bóng đá do trường làm cho học sinh. Đối tượng chính của những sân bóng đá này là thanh niên, học sinh, cán bộ công chức… sau giờ hành chính.
Nhưng Đạ Tẻh còn có bóng đá sân đất 11 người. “Hầu như xã nào cũng có đội bóng đá. Một số xã đã có sân vận động làm sân bóng đá như Hương Lâm, Mỹ Đức; xã không có thì chơi bóng ở các bãi cỏ, vạt đất trống. Giải bóng đá toàn huyện hằng năm lúc nào cũng đông” - ông Quách Ngọc Hiếu, Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa Thể thao Đạ Tẻh cho biết .
Bóng chuyền cũng là môn thể thao có phong trào khá mạnh tại Đạ Tẻh. Hầu như trong 11 xã, thị trấn của huyện, xã nào cũng có đội bóng chuyền của mình tham gia thi đấu ở giải vô địch huyện. Nhiều đơn vị, đoàn thể trong huyện hằng năm phối hợp với Trung tâm Văn hóa Thể thao huyện tổ chức các giải bóng chuyền nội bộ của mình, điển hình như Công an huyện, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên…
Riêng với võ thuật, cũng giống như nhiều địa phương khác, dù có phong trào khá tốt nhưng chủ yếu phát triển trong các trường học trên địa bàn thị trấn Đạ Tẻh. Hiện có 3 CLB đang sinh hoạt tại đây với khoảng 150 võ sinh tập luyện, gồm 1 CLB Vovinam tại Trường Dân tộc nội trú liên huyện, 1 CLB Karatedo và 1 CLB Taekwondo tại Trường THPT Đạ Tẻh với các HLV chủ yếu là giáo viên trong trường. Các CLB này thu hút học sinh không chỉ trong trường học nơi đóng chân mà cả học sinh ở các trường học khác tại thị trấn. CLB Vovinam của Trường Dân tộc nội trú từng giành nhiều huy chương ở các giải do ngành Giáo dục tổ chức, còn CLB Karatedo của THPT Đạ Tẻh gần đây đã mang huy chương (1 Vàng, 2 Bạc, 1 Đồng) về cho Thể thao Đạ Tẻh trong khuôn khổ các giải Đại hội TDTT cấp tỉnh lần 7 năm 2013.
Thêm hai môn thể thao có phong trào khá tốt tại Đạ Tẻh hiện nay là cầu lông và bóng bàn. Cầu lông có 2 CLB với khoảng 30 hội viên, còn bóng bàn có một CLB tại trung tâm huyện với khoảng 30 người tập luyện, đa số là cán bộ, công chức, giáo viên…
Nhưng nổi bật nhất tại Đạ Tẻh vẫn là thể dục dưỡng sinh và bóng chuyền hơi của Hội Người cao tuổi. Hầu như xã nào cũng có một đội thể dục dưỡng sinh cùng một đội bóng chuyền hơi. Các đội này thường xuyên giao lưu với nhau; giải cấp huyện đông vui như một ngày hội. Thể dục dưỡng sinh và bóng chuyền hơi người cao tuổi Đạ Tẻh những năm gần đây thường xuyên giành huy chương trong các giải tỉnh, từng đại diện tỉnh thi đấu cấp quốc gia.
Tất nhiên, Đạ Tẻh còn có những giải thể thao phong trào rất độc đáo mà ít địa phương nào trong tỉnh có được. Chẳng hạn như môn vật, với đông đảo người dân từ Hà Tây và các tỉnh ven sông Hồng vào đây lập nghiệp, hằng năm sau tết các xã vẫn tổ chức các giải đấu vật truyền thống. Đạ Tẻh còn có giải đua thuyền độc đáo duy nhất của tỉnh trên hồ Đạ Hàm dịp tết hằng năm, thu hút rất đông người xem. Trung tâm Văn hóa Thể thao huyện cho biết vừa mới đặt mua 11 chiếc thuyền đua từ Huế, trên 200 triệu đồng, mỗi chiếc dài 9m, sức chứa từ 5 - 10 người để cấp cho 11 xã, thị trấn trong huyện chuẩn bị cho cuộc đua cuối năm nay.
Theo ông Lê Ngọc Anh, Giám đốc Trung tâm Văn hóa Thể thao Đạ Tẻh, chủ trương của huyện là tập trung đầu tư cho thể thao phong trào ở cơ sở. “Chúng tôi chọn những môn dễ chơi, rẻ tiền, ai chơi cũng được, chơi chỗ nào cũng được để phát triển” - ông cho biết. Dù kinh phí hằng năm có hạn, khoảng 150 triệu đồng cho các giải thể thao nhưng Trung tâm vẫn cố gắng tổ chức từ 15 - 18 giải. Trong điều kiện kinh tế khó khăn của vùng sâu, đâu có nhiều nhà tài trợ, Mạnh Thường Quân ủng hộ nên Thể thao Đạ Tẻh chọn lối riêng của mình bằng cách vận động các ban ngành, đoàn thể của huyện và người dân cơ sở cùng đóng góp ít nhiều để tạo nên sân chơi của mình. Kết quả là số người đến với thể thao, tham gia tập luyện của huyện đã ngày càng đông hơn.
Nguồn: http://tinnhanhtaynguyen.com/tin-nhanh-lam-dong/tin-the-thao/12347-da-teh-uu-tien-cho-phong-trao-co-so.html
Nằm cách trung tâm thị trấn Đạ Tẻh một quãng, sân bóng cỏ nhân tạo Gia Bảo ở Tổ 6A thị trấn Đạ Tẻh thuộc vào hàng tốt nhất Đạ Tẻh hiện nay. Tại đây, trên nền đất vườn nhà của mình, ông Lê Viết Cường người thị trấn Đạ Tẻh đã đầu tư gần một tỷ đồng để làm cụm 2 sân một lúc trong năm 2012. “Tôi thấy mọi người tranh nhau đăng ký chơi bóng, chơi hầu như cả đêm lúc sân cỏ nhân tạo Trung tâm Văn hóa Thể thao huyện mới khánh thành nên về bàn với gia đình quyết định đầu tư sân bóng đá trong vườn, vừa vui cửa vui nhà, vừa tạo công ăn việc làm cho người nhà” - ông Cường cho biết.
| ||
Ông Lê Viết Cường và sân bóng đá cỏ nhân tạo trong vườn nhà ông |
Một ưu thế của ông Cường khi xây sân bóng là sử dụng đất vườn nhà, đỡ được khoản thuê mướn nên ông đổ tiền vào đầu tư sân rất bài bản. “Chỗ này trước là ao cá, nhà phải thuê xe lấp đầy đất vào” - ông chỉ. Để có được hệ thống đèn thi đấu đêm, ông đầu tư lắp cả bình hạ thế điện. Là một người mê thể thao, trước khi đến với sân cỏ nhân tạo này ông Cường đã từng làm 2 sân cầu lông tại nhà. “Lúc đầu cũng khá đông người đến chơi nhưng gần đây rộ lên phong trào chơi sân cỏ nhân tạo nên tôi quay sang bóng đá” - ông cười. Từ khi mở cửa đến nay sân ông lúc nào cũng đông khách, ban ngày hơi vắng một chút, khoảng 4 giờ chiều trở lên sân bắt đầu hoạt động, cuối tuần thì đông nghịt.
Đạ Tẻh hiện nay đã có đến 3 điểm có sân bóng đá cỏ nhân tạo như thế. Bên cạnh sân Gia Bảo, ngay Trung tâm Văn hóa Thể thao huyện có 1 sân và một điểm khác ở xã Đạ Kho với 2 sân, tất cả đều do tư nhân bỏ tiền đầu tư theo chủ trương xã hội hóa thể thao. Sắp đến, tại Trường THCS và THPT Dân tộc Nội trú liên huyện phía nam tại thị trấn Đạ Tẻh cũng sẽ có thêm một sân cỏ nhân tạo cho bóng đá do trường làm cho học sinh. Đối tượng chính của những sân bóng đá này là thanh niên, học sinh, cán bộ công chức… sau giờ hành chính.
Nhưng Đạ Tẻh còn có bóng đá sân đất 11 người. “Hầu như xã nào cũng có đội bóng đá. Một số xã đã có sân vận động làm sân bóng đá như Hương Lâm, Mỹ Đức; xã không có thì chơi bóng ở các bãi cỏ, vạt đất trống. Giải bóng đá toàn huyện hằng năm lúc nào cũng đông” - ông Quách Ngọc Hiếu, Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa Thể thao Đạ Tẻh cho biết .
Bóng chuyền cũng là môn thể thao có phong trào khá mạnh tại Đạ Tẻh. Hầu như trong 11 xã, thị trấn của huyện, xã nào cũng có đội bóng chuyền của mình tham gia thi đấu ở giải vô địch huyện. Nhiều đơn vị, đoàn thể trong huyện hằng năm phối hợp với Trung tâm Văn hóa Thể thao huyện tổ chức các giải bóng chuyền nội bộ của mình, điển hình như Công an huyện, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên…
Riêng với võ thuật, cũng giống như nhiều địa phương khác, dù có phong trào khá tốt nhưng chủ yếu phát triển trong các trường học trên địa bàn thị trấn Đạ Tẻh. Hiện có 3 CLB đang sinh hoạt tại đây với khoảng 150 võ sinh tập luyện, gồm 1 CLB Vovinam tại Trường Dân tộc nội trú liên huyện, 1 CLB Karatedo và 1 CLB Taekwondo tại Trường THPT Đạ Tẻh với các HLV chủ yếu là giáo viên trong trường. Các CLB này thu hút học sinh không chỉ trong trường học nơi đóng chân mà cả học sinh ở các trường học khác tại thị trấn. CLB Vovinam của Trường Dân tộc nội trú từng giành nhiều huy chương ở các giải do ngành Giáo dục tổ chức, còn CLB Karatedo của THPT Đạ Tẻh gần đây đã mang huy chương (1 Vàng, 2 Bạc, 1 Đồng) về cho Thể thao Đạ Tẻh trong khuôn khổ các giải Đại hội TDTT cấp tỉnh lần 7 năm 2013.
Thêm hai môn thể thao có phong trào khá tốt tại Đạ Tẻh hiện nay là cầu lông và bóng bàn. Cầu lông có 2 CLB với khoảng 30 hội viên, còn bóng bàn có một CLB tại trung tâm huyện với khoảng 30 người tập luyện, đa số là cán bộ, công chức, giáo viên…
Nhưng nổi bật nhất tại Đạ Tẻh vẫn là thể dục dưỡng sinh và bóng chuyền hơi của Hội Người cao tuổi. Hầu như xã nào cũng có một đội thể dục dưỡng sinh cùng một đội bóng chuyền hơi. Các đội này thường xuyên giao lưu với nhau; giải cấp huyện đông vui như một ngày hội. Thể dục dưỡng sinh và bóng chuyền hơi người cao tuổi Đạ Tẻh những năm gần đây thường xuyên giành huy chương trong các giải tỉnh, từng đại diện tỉnh thi đấu cấp quốc gia.
Tất nhiên, Đạ Tẻh còn có những giải thể thao phong trào rất độc đáo mà ít địa phương nào trong tỉnh có được. Chẳng hạn như môn vật, với đông đảo người dân từ Hà Tây và các tỉnh ven sông Hồng vào đây lập nghiệp, hằng năm sau tết các xã vẫn tổ chức các giải đấu vật truyền thống. Đạ Tẻh còn có giải đua thuyền độc đáo duy nhất của tỉnh trên hồ Đạ Hàm dịp tết hằng năm, thu hút rất đông người xem. Trung tâm Văn hóa Thể thao huyện cho biết vừa mới đặt mua 11 chiếc thuyền đua từ Huế, trên 200 triệu đồng, mỗi chiếc dài 9m, sức chứa từ 5 - 10 người để cấp cho 11 xã, thị trấn trong huyện chuẩn bị cho cuộc đua cuối năm nay.
Theo ông Lê Ngọc Anh, Giám đốc Trung tâm Văn hóa Thể thao Đạ Tẻh, chủ trương của huyện là tập trung đầu tư cho thể thao phong trào ở cơ sở. “Chúng tôi chọn những môn dễ chơi, rẻ tiền, ai chơi cũng được, chơi chỗ nào cũng được để phát triển” - ông cho biết. Dù kinh phí hằng năm có hạn, khoảng 150 triệu đồng cho các giải thể thao nhưng Trung tâm vẫn cố gắng tổ chức từ 15 - 18 giải. Trong điều kiện kinh tế khó khăn của vùng sâu, đâu có nhiều nhà tài trợ, Mạnh Thường Quân ủng hộ nên Thể thao Đạ Tẻh chọn lối riêng của mình bằng cách vận động các ban ngành, đoàn thể của huyện và người dân cơ sở cùng đóng góp ít nhiều để tạo nên sân chơi của mình. Kết quả là số người đến với thể thao, tham gia tập luyện của huyện đã ngày càng đông hơn.
Nguồn: http://tinnhanhtaynguyen.com/tin-nhanh-lam-dong/tin-the-thao/12347-da-teh-uu-tien-cho-phong-trao-co-so.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét