Chủ Nhật, 12 tháng 1, 2014

PHU HUYNH LAO ĐAO

Lương 20 triệu không lo nổi con học lớp 1

 26/05/13 09:26
Với các khoản phí trong tháng đầu khoảng 10 triệu đồng, nhiều gia đình sẽ khó cho con vào học trường Đoàn Thị Điểm.
Sáng ngày 25/5, trường tiểu học dân lập Đoàn Thị Điểm (Hà Nội) bắt đầu niêm yết danh sách dự tuyển kiểm tra năng lực nhận thức và số phòng cho học sinh vào lớp 1.
Từ sáng sớm, khá đông phụ huynh đã có mặt ở trường để xem số phòng, danh sách cho con em mình. Qua ghi nhận tại cổng trường, không xảy ra tình trạng ùn tắc vì đây chưa phải là ngày thi chính thức nên các phụ huynh cũng không quá lo lắng.
Tuy nhiên, trong sáng 25/5 mới chỉ niêm yết danh sách đăng ký dự tuyển vào lớp quốc tế và lớp dạy tăng cường tiếng Anh. Theo danh sách này, có 33 phòng thi với tổng số khoảng 1.400 học sinh đăng ký dự thi.
Theo thông tin trên website của trường tiểu học dân lập Đoàn Thị Điểm, trong năm học 2013 - 2014, trường sẽ tuyển 1 lớp thuộc dự án "Dạy tăng cường tiếng Pháp và bằng tiếng Pháp" của Bộ Giáo dục và Đào tạo (30 học sinh), 15 lớp dạy tăng cường tiếng Anh (450 học sinh) và 2 lớp quốc tế gồm 24 học sinh/lớp. Trong đó, 10 lớp học tại cơ sở 1 và 5 lớp học tại cơ sở 2.
Theo con số chỉ tính cho lớp quốc tế và lớp dạy tăng cường tiếng Anh,  tỷ lệ chọi khoảng 1/2,8.
Không ít phụ huynh có con thi tuyển vào lớp 1 trường tiểu học Đoàn Thị Điểm đã cho bé tham gia vào câu lạc bộ của trường vào thứ 7 hàng tuần bắt đầu từ tháng 3 đến nay.
Khi con đứng trước ngưỡng cửa vào lớp 1, bất cứ ông bố bà mẹ nào cũng muốn con được học ở môi trường với chất lượng tốt nhất. Tuy nhiên, qua tìm hiểu ý kiến một số phụ huynh có mặt tại trường tiểu học dân lập Đoàn Thị Điểm sáng 25/5, hầu hết đều không đặt nhiều áp lực lên con trước kỳ thi lần này.
Sẵn sàng phương án dự phòng
Lý giải về việc chọn trường tiểu học Đoàn Thị Điểm, ngoài danh tiếng và chất lượng đào tạo tốt thì nhiều phụ huynh thích con học gần nhà, thuận tiện việc đi lại và đưa đón. Tuy nhiên, không ít phụ huynh tỏ ra thoải mái về chuyện trượt, đỗ.
“Tôi có quan điểm là đỗ thì đỗ,  không thì thôi, nói chung không quá áp lực cho cháu. Bản thân cháu cũng mang tâm lý thoải mái. Nếu không đỗ thì sẽ học trường gần nhà, còn đây chỉ coi như cuộc thử sức. Cháu đã được học tiếng Anh ở lớp mẫu giáo. Gia đình chỉ cho cháu đi học thêm lớp toán tư duy, học phí khoảng hơn 2,5 triệu/khóa để làm quen với trắc nghiệm”, một phụ huynh cư trú tại khu Đồng Xa (Cầu Giấy – Hà Nội) chia sẻ.
 - 1
Nhiều phụ huynh đến xem danh sách và số phòng cho con.

VẪN CÒN QUÁ ÍT

Thi đấu thể thao dành cho lứa tuổi nhi đồng: Vẫn còn quá ít

(GDVN) - Bên cạnh việc mở rộng tri thức và hoàn thiện nhân cách thì việc rèn luyện sức khỏe cho các em nhỏ cũng là vấn đề quan trọng, đòi hỏi sự chung tay góp sức của toàn xã hội.
Một trong những hình thức cơ bản để thúc đẩy phong trào này là: Tổ chức các giải đấu thể thao dành cho các em nhỏ. Tuy nhiên, hiện nay, số lượng các giải đấu thể thao dành cho học sinh tiểu học, mẫu giáo lại khá hạn chế, đặc biệt là với lứa tuổi mầm non, tiểu học.


“Cần thiết nhưng khó thực hiện”

Tổ chức các giải đấu thể thao dành cho các em nhỏ, khuyến khích các em vận động, kích thích sự năng động, hoạt bát và tiếp thu của trẻ. Không chỉ có vậy, tham gia vào những hoạt động như vậy, các em nhỏ cũng có điều kiện để rèn luyện ý thức tự giác, tinh thần tập thể và lòng kiên trì… Chính những hoạt động như vậy cũng sẽ giúp nâng cao nhận thức của các bậc phụ huynh trong việc thường xuyên cho con em mình tham gia các hoạt động thể thao vui khỏe.

Vòng sơ khảo tại các trường.


TUYÊN SINH 2013 GIẢM

Tuyển sinh 2013: Giảm gần 100.000 bộ hồ sơ

(GDVN) - So với kỳ tuyển sinh 2012, năm nay tổng số hồ sơ ĐKDT đại học, cao đẳng giảm gần 100.000 bộ, tương đương với 1.710.983 bộ (giảm 6%).
Số liệu trên được Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD&ĐT) công bố.

Theo Cục khảo thí, đáng chú ý năm nay hồ sơ khối Công nghệ và Nông lâm tăng đáng kể. Cụ thể, nhóm ngành Khoa học giáo dục tăng 3,1%; khoa học sức khỏe tăng 1,7%; công nghệ kỹ thuật tăng 0,5%; môi trường và bảo vệ môi trường tăng 1,4%; nông, lâm, thủy sản tăng xấp xỉ 0,3%.
Điều này thể hiện thí sinh đã thực sự có sự lựa chọn đúng với định hướng nghề nghiệp của Bộ GD&ĐT. Trước đó, Bộ đã khuyến khích các trường thay đổi về cơ cấu theo hướng tăng chỉ tiêu tuyển sinh các ngành mà xã hội có nhu cầu cao về nhân lực thuộc nhóm ngành kỹ thuật, công nghệ, nông lâm, thủy sản, y dược, nghệ thuật.

Ảnh minh họa.

ƯU ĐÃI CHO SỰ NGHIỆP TRỒNG NGƯỜI

Mua chịu bánh, kẹo “thưởng” tết cho giáo viên


(GDVN) - Nghề giáo là nghề cao quý, nhưng chuyện thưởng tết cho giáo viên lại chưa được đúng nghĩa theo từ “cao quý” chút nào!
Thông tin năm nay nhiều doanh nghiệp có mức thưởng tết cho cán bộ, công nhân lên đến hàng chục tới trăm triệu đã khiến nhiều giáo viên, đặc biệt là giáo viên miền núi không khỏi chạnh lòng.
Trong  chuyến công tác tại các huyện miền núi Thanh Hóa, PV báo Giáo dục Việt Nam đã có dịp lắng nghe những câu chuyện "thưởng" tết “cười ra nước mắt” đối với giáo viên vùng cao. 
Nhiều người khi đề cập đến vấn đề này còn lắc đầu ngán ngẩm bởi chỉ cần nhắc đến nó thôi đã là một ý nghĩ quá "xa xỉ" đối với họ. Nhiều giáo viên vùng xuôi có thâm niên lên miền núi công tác, nhiều người chỉ mong tết đến để được về đoàn tụ với gia đình…
Tại nhiều điểm trường, cơ sở vật chất đang còn gặp nhiều khó khăn, nhiều giáo viên còn không nghĩ đến chuyện "thưởng" tết

XÃ HỘI HÓA THỂ THAO

Nhờ tập trung đầu tư các giải phong trào hằng năm, Thể thao quần chúng hiện nay tại Đạ Tẻh khá phát triển.

Nằm cách trung tâm thị trấn Đạ Tẻh một quãng, sân bóng cỏ nhân tạo Gia Bảo ở Tổ 6A thị trấn Đạ Tẻh thuộc vào hàng tốt nhất Đạ Tẻh hiện nay. Tại đây, trên nền đất vườn nhà của mình, ông Lê Viết Cường người thị trấn Đạ Tẻh đã đầu tư gần một tỷ đồng để làm cụm 2 sân một lúc trong năm 2012. “Tôi thấy mọi người tranh nhau đăng ký chơi bóng, chơi hầu như cả đêm lúc sân cỏ nhân tạo Trung tâm Văn hóa Thể thao huyện mới khánh thành nên về bàn với gia đình quyết định đầu tư sân bóng đá trong vườn, vừa vui cửa vui nhà, vừa tạo công ăn việc làm cho người nhà” - ông Cường cho biết.
Ảnh này đã được thu nhỏ . Nhấp vào đây để xem với kích thước thật của bạn 600x450.
Ông Lê Viết Cường và sân bóng đá cỏ nhân tạo trong vườn nhà ông
Ông Lê Viết Cường và sân bóng đá cỏ nhân tạo trong vườn nhà ông


1 NĂM ĐỂ ĐẾN ĐÍCH

Đích đến nông thôn mới trong tầm tay

A- A+ ‹Đọc›
Trong số 10 xã và 1 thị trấn của huyện Đạ Tẻh (Lâm Đồng), thì cả 10 xã đều thuộc diện xây dựng NTM; trong đó, An Nhơn là xã điểm NTM của tỉnh; Đạ Kho và Quảng Trị là 2 xã ưu tiên.

“Cánh đồng mẫu lớn” ở xã An Nhơn, huyện Đạ Tẻh.
“Cánh đồng mẫu lớn” ở xã An Nhơn, huyện Đạ Tẻh.

Truyền thông cho ngày hội internet tại TV xã An Nhơn huyện Đạ Tẻh tỉnh L...



Nguồn:http://www.youtube.com/watch?v=gSAGZSIjNRg

Năm Ngọ chúc tết kiểu Ngựa

Năm Ngọ chúc tết kiểu Ngựa

Sắp tết rồi, xin gửi tới bà con xa gần một bài thơ chúc Tết vui như... Tết Ngựa!


Chúc người người khỏe như chú ngựa ô.
Chúc nhà nhà vàng bạc chất đầy bồ
Đời sung túc cứ “lên xe xuống ngựa”.


Trong cuộc sống chẳng bị ai kèn cựa
Thăng tiến nhanh như nước đại ngựa phi
Đường công danh chẳng gặp khó khăn gì
Như kỵ sỹ tài cưỡi trên tuấn mã.


Luôn chín chắn không “ngựa non háu đá”
Không lời ra để bốn ngựa khó tìm.
Trên đường xa sức ngựa biết giữ gìn
Được hỗ trợ không “đơn thương độc mã”.


Người với người luôn yêu thương hòa nhã
Một ngựa đau là chê cỏ cả tàu
Trong cuộc sống luôn đối tốt với nhau
“Thẳng ruột ngựa”, không sống lươn, sống bựa.
Không còn những kẻ “đầu trâu mặt ngựa”
Thích đi hôi và đi cướp của người.


Không còn những kẻ chỉ thích chơi bời
Như “ngựa bất kham” coi thường luật pháp.
Mọi người đều sống trong tình đoàn kết
Như ngựa có bầy và chim có bạn bay.


Chúc năm mới luôn gặp được vận may
“Mã đáo thành công”, mọi điều suôn sẻ.

Tuyển sinh riêng: Bộ GD “bắt bí” các trường?

Tuyển sinh riêng: Bộ GD “bắt bí” các trường?

Thứ Sáu, ngày 10/01/2014 16:58 PM (GMT+7)
Chiều 9/1, Hiệp hội các trường ĐH CĐ ngoài công lập đã họp đề xuất kiến nghị gửi lên Bộ trưởng Bộ GD ĐT về việc tự chủ tuyển sinh. Theo các trường ngoài công lập việc giao tự chủ theo cách của Bộ thực chất đang “bắt bí” các trường.
Nên bỏ thi đại học?
Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH CĐ Ngoài công lập, GS Trần Hồng Quân cho rằng: Việc Bộ đưa ra các quy định trong việc tuyển sinh riêng rất “nhiêu khê” và “lằng nhằng” khiến các trường thấy ngại mà dừng lại. Chắc chắn rằng năm tới đa số các trường sẽ lựa chọn xét tuyển thay vì thi tuyển vì việc tổ chức thi tuyển quá khó khi các trường đòi hỏi phải làm từ A – Z.

Ông Quân cho rằng tự chủ tuyển sinh là quyền đương nhiên của tất cả các cơ sở giáo dục đại học. Bộ chỉ cần đưa ra các quy định về công tác tuyển sinh, không nên bắt từng trường phải trình duyệt đề án tuyển sinh thì mới công nhận quyền tự chủ của họ.


Hiện nay, phần lớn các cơ sở ĐH do quy mô nhỏ, đơn ngành...nên thường gặp khó trong việc chuẩn bịđề thi nhưng lại hoàn toàn đủ năng lực để thực hiện công việc xét tuyển. Do đó Bộ nên xem xét tuyển (hoặc xét tuyển kết hợp với thi tuyển hạn chế) là phương thức tự tuyển sinh chủ yếu để giúp các trường nhanh chóng thể hiện quyền tự chủ tuyển sinh của mình.
Tuyển sinh riêng: Bộ GD “bắt bí” các trường? - 1
Các trường ĐH, CĐ ngoài công lập ngại tuyển sinh riêng

CÔNG DỤNG CỦA CỦ SẢ

Công dụng tuyệt vời của củ sả

Thứ Bảy, ngày 11/01/2014 07:37 AM (GMT+7)
Mùa đông, vợ tôi thường vào bếp với rất nhiều món liên quan đến củ sả. Mong chuyên mục cho biết ăn nhiều sả có tác dụng (hay hại) gì không? Huy Hải (Thái Bình)
Sả có vị đắng, tính ấm, mùi thơm, tác dụng đánh tan mùi hôi, giải cảm hàn thấp, nóng sốt, trị đau bụng lạnh, nôn mửa. Dùng sả làm gia vị nấu ăn trong mùa đông rất hợp, tốt cho cơ thể.
Sả có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa kém, ăn chậm tiêu, đầy bụng, buồn nôn, nôn mửa, kích thích trung tiện, đau dạ dày, nóng trong, co thắt ruột, tiêu chảy. Sả cũng có tác dụng giải độc cơ thể bằng cách tăng cường số lượng và tần suất đi tiểu (thông tiểu tiện). Điều này giúp cho gan, đường tiêu hóa, tuyến tụy, thận, bàng quang được sạch sẽ và khỏe mạnh bằng cách hỗ trợ cơ thể để loại bỏ các chất độc hại không mong muốn và acid uric qua đường tiểu bài tiết ra ngoài.
Với những người cao huyết áp, ăn nhiều sả có tác dụng tăng tuần hoàn máu, giúp giảm bớt tất cả các vấn đề của huyết áp. Uống một ly nước trái cây có sả có thể làm giảm huyết áp đáng kể. Nếu bạn bị đau nhức cơ thể, tinh chất trong sả có thể làm giảm đau tất cả các loại viêm, các cơn đau nhức. Vì vậy, nếu bị đau răng, đau cơ, đau khớp hay đau ở các bộ phận khác, hãy uống trà sả để giảm các cơn đau.

Công dụng tuyệt vời của củ sả - 1
 Bạn cũng có thể giải độc rượu bằng cách dùng 1 bó sả giã nát, thêm nước lọc